Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Xuyên tâm liên: cẩn trọng khi sử dụng

Hình ảnh
Xuyên tâm liên là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc hay dùng trong y học cổ truyền.Xuyên tâm liên (XTL) có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm như nhiều nghiên cứu. Thành phần có tác dụng chính trong XTL là Andrographolide (thuộc nhóm diterpenoid lactone), theo như Sở y tế thì nó là một chất ức chế tiềm năng đối với protease chính (6LU7) của COVID-19. Andrographolid tan trong Ethanol (cồn) sôi, ít tan trong Ethanol, methanol, và hầu như ko tan trong nước. Theo đó thì chúng ta có thể thấy, việc các nhà đầu cơ ngành Dược đang PR về việc mua lá XTL về xông, hay bán TPCN dạng cao chiết (nước) của XTL đang là nước đi ko lường trước được, chưa kể việc bạn chiết ra có chiết được Andrographolid không cũng là vấn đề, do đó hiệu lực tác dụng về kháng vi sinh vật của XTL sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện tại, các bài báo khoa học, kể cả Sở y tế cũng chỉ nói XTL có tiềm năng trong điều trị Covid chứ ko phải là chắc chắn điều trị Covid, thế nên ae đừng hoang mang tran

Cơn sốt xuyên tâm liên

Hình ảnh
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng căng thẳng, khi Bộ Y tế lên kịch bản 100.000 ca bệnh sẽ sử dụng Xuyên tâm liên vào điều trị COVID-19 thì dược liệu này cũng trở nên hot hơn bao giờ hết. Xuyên tâm liên từ một dược liệu dễ kiếm, giá rẻ bây giờ giá cao cũng chưa chắc sẽ kiếm được hàng. Vậy Xuyên tâm liên có gì đặc biệt hãy cùng tìm hiểu nhé. 𝗫𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝗶𝗲̂𝗻 hay còn được gọi là 𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼̣̂𝗻𝗴 thuộc họ Ô rô. Dược liệu có vị đắng, tính hàn với tác dụng Thanh nhiệt, Giải độc tiêu thũng, Chỉ thống (giảm đau), Chống viêm thường dùng trong đợt lỵ cấp tính, viêm ruột, viêm dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm phổi. 𝗧𝗮̣𝗶 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗤𝘂𝗼̂́𝗰 đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của Xuyên tâm liên và khẳng định công năng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh, chống viêm, có tác dụng điều trị rõ ràng đối với các bệnh hô hấp bao gồm viêm phổi, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus dựa trên một số lượng lớn dữ liệu lâm sàng đã được tích lũy. Xuyên tâm

MÁCH BẠN LỐI SỐNG KHÔNG ĐAU ỐM, BỆNH TẬT

Hình ảnh
1. Từ 5-6h: Chuẩn bị thức dậy Mỗi người nên ngủ khoảng 7 tiếng. Khi tỉnh dậy, bạn nên giữ nguyên tư thế nằm, sau đó dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ nhiều lần. Động tác này có tác dụng điều hòa khí huyết ở vùng bụng giúp việc hấp thụ và tiêu hóa vào buổi sáng được diễn ra thuận lợi. 2. Từ 7-8h: Ăn một bữa sáng dinh dưỡng Bắt đầu ngày mới bằng một ly sữa hay một tách cà phê và thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cháo cùng một phần trái cây sẽ giúp bạn có đủ dinh dưỡng và năng lượng. 3. 10h: Ăn các loại hạt Các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại rất khó tiêu, không nên ăn vào bữa sáng. Các chuyên gia khuyến khích bạn ăn các hạt khô trong khoảng thời gian 9-10h. Một số loại hạt có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch và trí não như hạt hạnh nhân, hạt óc chó. 4. 12h: Ăn trưa Bữa trưa, lượng thức ăn không cần nhiều nhưng phải phong phú và đa dạng. Bạn có thể chọn các loại rau củ như cà rốt, nấm, bí ngô, rau xanh và dùng thêm một món thịt. 5. 13h: Ngủ trưa 30 phút Ngủ tr

Sa sinh dục theo đông y

Hình ảnh
  Trong âm hộ phụ nữ có một khối sa xuống lòi ra ngoài thì gọi là âm đỉnh, còn gọi là âm thoát, âm đồi, âm khuẩn hoặc âm trĩ, tục gọi là bệnh quả cà. Bệnh này hay thấy phát sinh vào lúc đẻ, cho nên thông thường người ta gọi là sa dạ con, nếu sa xuống ngay lúc đẻ thì gọi là bàn trường sản. 1. Nguyên nhân bệnh Nguyên nhân sinh ra bệnh này chủ yếu là khí hư hãm xuống, không thu vào được, tuy cũng có chứng thấp nhiệt, nhưng chứng thường thấy trên lâm sàng phần nhiều là sau khi đã sa xuống rồi bị cọ sát hoặc vỡ loét ra mà đau. Những chứng trạng đó lúc mới phát bệnh ít hiện ra, cho nên thấp nhiệt không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Nay đem phân biệt chứng khí hư và chứng thấp nhiệt mà trình bày như sau: 1.1. Khí hư Ngày thường thể chất vốn yếu, lao động quá độ, hoặc lúc đẻ dùng sức quá chừng hoặc sau khi đẻ lao động quá sớm, rồi khí hư hãm xuống, không thu giữ được. 1.2. Thấp nhiệt Tỳ hư không vận hóa được thấp, thấp uất lâu sinh nhiệt gây nên chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu. 2. Biện c